Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2010

Trường Đại học Việt Đức

Lưu.

Sử dụng vốn vay WB để xây dựng trường Đại học Việt Đức
31/05/2010
KTĐT - Chính phủ vay vốn WB đầu tư xây dựng Trường Đại học Việt Đức và thực hiện theo cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước.

Trường Đại học Việt Đức được định hướng xây dựng, phát triển nhanh, phấn đấu sau khoảng từ 20 đến 25 năm Trường được xếp hạng vào danh mục 200 trường đại học hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến kết luận về cơ chế tài chính trong nước đối với Dự án “Xây dựng Trường Đại học Việt Đức” sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB).

Trường Đại học Việt Đức là trường đại học công lập, chất lượng cao; có sự hợp tác chặt chẽ, hỗ trợ nhiều mặt của Chính phủ và các trường đại học của Cộng hòa Liên bang Đức theo sự thỏa thuận, thống nhất giữa lãnh đạo cấp cao hai nước

Chính phủ vay vốn WB đầu tư xây dựng Trường Đại học Việt Đức và thực hiện theo cơ chế cấp phát ngân sách nhà nước.

Theo kết luận của Thủ tướng, việc đổi mới, phát triển giáo dục đại học là nhiệm vụ quan trọng, phải được tập trung chỉ đạo, tạo được những bước đột phá, tăng nhanh tỷ lệ nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ, chất lược cao, tăng nhanh số lượng đồng thời với việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và nhu cầu học tập của nhân dân.

Về cơ chế tài chính chi thường xuyên, Thủ tướng cho ý kiến áp dụng tương tự như các trường đại học công lập, song có yêu cầu cao hơn: ngoài các khoản thu từ học phí; các khoản tài trợ của Chính phủ Đức; các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phải đóng góp vào phần thu của Trường cao hơn; tích cực khuyến khích đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Phấn đấu sau 10 năm hoạt động, Nhà nước hỗ trợ không quá 40% kinh phí chi thường xuyên. Các Bộ, ngành cần phối hợp xác định rõ cơ chế tài chính chi thường xuyên cho Trường bằng nhiều nguồn vốn khác nhau.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, cần xây dựng cơ chế quản lý của Nhà nước và cơ chế hoạt động của Trường hiệu quả cao; phát huy tối đa sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía các trường đại học đối tác ở Đức để xây dựng và phát triển nhà trường nhanh với chất lượng cao ngay từ đầu.

Theo văn bản chỉ đạo mới nhất về việc thành lập Đoàn đàm phán Dự án vay vốn WB liên quan đến Dự án này, Thủ tướng cũng vừa đồng ý thành lập Đoàn đàm phán. Thời gian đàm phán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ trì đàm phán của phía Việt Nam, tiến hành đàm phán với WB về dự án “Xây dựng Trường Đại học Việt Đức”, dự kiến diễn ra trong ngày 31/5.

Văn bản số 145/TB-VPCP/Chinhphu.vn

http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=222353&CatId=37

PTT Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch ĐH Việt Đức

02/02/2010

Tối 2/2, Hội đồng Trường Đại học Việt Đức (VGU) do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch đã chính thức ra mắt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Bà Eva Kuhne-Hormann, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Nghệ thuật Bang Hessen (Đức) là Phó Chủ tịch. Tham gia Hội đồng trường còn có 18 thành viên khác là đại diện các bộ ngành, các doanh nghiệp của hai nước Việt Nam và Đức.

Tại lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, xây dựng trường Đại học Việt Đức thành trường đại học nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, phấn đấu đến năm 2010 được xếp hạng Top 200 trường Đại học hàng đầu thế giới. Tại đây, hình thành một mô hình đại học hiệu quả cao trong quản lý, làm bài học kinh nghiệm cho đổi mới mạng lưới giáo dục Đại học ở Việt Nam…

Tổng vốn đầu tư xây dựng trường ước tính khoảng 230-250 triệu USD dùng để xây dựng trụ sở mới tại Bình Dương với hệ thống văn phòng, giảng đường, phòng thí nghiệm và trang thiết bị theo chuẩn của Đức. Ngoài nguồn vốn do Chính phủ 2 nước cấp hàng năm, Trường còn nhận được tài trợ của nhiều doanh nghiệp Đức, dùng để trao học bổng cho các sinh viên.

Phó Thủ tướng cũng cho biết, VGU hoạt động theo quy chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động giảng dạy và nghiên cứu. Vì thế, Hiệu trưởng Trường có quyền quyết định phương án tuyển sinh phù hợp.

Dự kiến năm 2020, quy mô của trường sẽ là 5.000 sinh viên và đến 2030 đạt khoảng 12.000 sinh viên học học nhiều ngành nghề và nhiều bậc đào tạo khác nhau./.

Hữu Duyên (Vietnam+)
http://www.vietnamplus.vn/Home/PTT-Nguyen-Thien-Nhan-lam-Chu-tich-DH-Viet-Duc/20102/33447.vnplus
180 triệu USD xây trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên
Cập nhật lúc 07:45, Chủ Nhật, 04/04/2010 (GMT+7)

Tại trụ sở Chính phủ hôm 3/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành để lấy ý kiến lần cuối cùng về dự án xây dựng trường ĐH Việt – Đức, trường ĐH quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam.

Mô tả ảnh.
Cuộc họp lấy ý kiến lần cuối cùng về đề cương chi tiết Dự án xây dựng trường ĐH Việt – Đức. Ảnh Chinhphu

Theo dự toán thiết kế ban đầu của phía Cộng hoà Liên bang Đức, tổng số vốn đầu tư cho ĐH Việt – Đức lên tới 300 triệu USD.

Tuy nhiên, sau khi tính toán và hạn chế ở mức thấp nhất các hạng mục đề xuất, phía Việt Nam đưa ra con số vốn đầu tư cho dự án là 180 triệu USD (trong đó vốn vay ODA là 160 triệu USD), chưa bao gồm chi phí đền bù đất đai 50 ha (khoảng 150 tỷ đồng).

Số vốn để xây dựng trường là 150 triệu USD, 30 triệu USD còn lại là các chi phí khác (đã tính tới yếu tố trượt giá).

Tất cả các hạng mục của dự án đều phải được đấu thầu rộng rãi, công khai theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân giao Bộ GD-ĐT hoàn thiện lần cuối cùng đề cương chi tiết trên cơ sở bổ sung 4 cấu phần.

Đó là nêu rõ chi phí hoạt động chung trong 10 năm tới của Đại học Việt-Đức, thể hiện và làm rõ sơ đồ học phí, những khoản thu của Đại học Việt-Đức trong 10 năm đầu tiên, đưa khoản tiền đền bù giải phóng mặt bằng 50 ha (150 tỷ đồng) vào cấu phần cứng của dự án, đặt vấn đề cụ thể về tiến độ tài trợ vốn hoạt động của nhà trường từ phía CHLB Đức như đã cam kết.

Thứ trưởng Thường trực phụ trách Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, Bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và đầu tư của ngân sách nhà nước cho dự án xây dựng trường ĐH Việt-Đức.

Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án sẽ là các học sinh xuất sắc của Việt Nam đã tốt nghiệp THPT, đặc biệt là những học sinh xuất sắc muốn theo học các ngành khoa học tiên tiến nhưng không đủ điều kiện theo học tại các trường quốc tế ở nước ngoài.

ĐH Việt Đức được xác định là trường đại học quốc tế công lập đầu tiên tại Việt Nam, cũng là dự án đầu tiên trong nhóm dự án xây dựng 4 trường ĐH xuất sắc có đẳng cấp quốc tế. Hiện có 40 trường đại học của CHLB Đức tham gia vào dự án. Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Hội đồng của trường này.

Theo Chinhphu.vn
http://vietnamnet.vn/giaoduc/201004/Viet-Nam-se-co-truong-DH-quoc-te-cong-lap-dau-tien-902323/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét